Chó Poodle hay bị bệnh gì?

Chó Poodle hay bị bệnh gì khi mà dòng chó này thuộc dòng chó sang chảnh nhưng cũng thường xuyên bị bệnh. Ở Việt Nam, giống chó này có tính cách rất thân thiện, ngoan ngoãn và thông minh. Tuy nhiên, do không chăm sóc kỹ lưỡng nên chúng cũng thường xuyên bị bệnh. Nếu chú chó của bạn cũng đang mắc bệnh thì hãy xem bài viết này.

Bệnh viêm đường ruột cấp

Chó Poodle hay bị bệnh gì? Câu trả lời là bệnh viêm đường ruột cấp. Đây là căn bệnh thường gặp nhất ở chó Poodle, và đây cũng là căn bệnh thường gặp nhất ở các dòng chó khác như chó Nhật, chó Phốc sóc, chó Chihuahua.

Bệnh viêm đường ruột cấp là do cơ quan tiêu hóa của các chú chó rất yếu, căn bệnh này không gây hại quá nhiều đến cơ thể của bé, tuy nhiên nếu như không điều trị kịp thời sẽ dễ gây ra những biến chứng khó lường. Nếu như bạn không chăm sóc và không phát hiện được bệnh cho chú chó của bạn, có khả năng chú chó sẽ tử vong.

Chó Poodle hay bị bệnh gì?
Chó Poodle bị viêm đường ruột cấp

Nguyên nhân khiến gây ra bệnh viêm đường ruột cấp ở chó Poodle có thể là do:

  • Hiện tượng giun móc: Đây là hiện tượng khá phổ biến ở chó Poodle, khi đường ruột của giống chó này có giun móc thì chúng sẽ xuất hiện ở các vùng như nách, ruột, hoặc bám lên cả thành ruột. Các loại giun móc sẽ thâm nhập vào đường ruột rồi ký sinh trùng, có thể hút máu với số lượng lớn làm cho cơ thể của các chú chó bị bệnh. Nếu như không chữa bệnh kịp thời thì những chú chó của bạn sẽ dễ bị tổn thương đường ruột và niêm mạc có thể dẫn đến viêm ruột cấp. Trường hợp này mà không điều trị là sẽ dễ đến tử vong là mạnh nhất.
  • Virus: Virus sẽ khiến cho cơ thể của các chú chó suy nhược đi. Virus xuất hiện là do bị bệnh, virus sẽ thâm nhập vào cả trong đường ruột sau đó là tấn công toàn bộ cơ thể của chú chó của bạn. Khả năng bị tử vong của chú chó Poodle là 90%. Nếu như người chủ quan tâm kịp thời thì chúng ta sẽ giúp chú chó của bạn thoát cái chết.
  • Vi khuẩn: Những loại vi khuẩn thường gặp ở chú chó Poodle là E Coli, Salmonella, Clostridium. Đây là những loại vi khuẩn sẽ bám vào thú cưng và khiến cho chó bị bệnh. Nguyên nhân của các loại vi khuẩn này là do cách ăn uống không hợp vệ sinh, chú chó của bạn uống những nguồn nước bị nhiễm khuẩn lâu ngày, chúng thâm nhập vào trong thành ruột và gây ra bệnh viêm ruột cấp tính.
Những biểu hiện đầu tiên của bệnh

Một khi xác định là viêm ruột cấp tính, chú chó Poodle sẽ xuất hiện những dấu hiệu rõ nhất. Chúng bỏ ăn, chán ăn, không muốn ăn uống nhiều. Nếu như bạn cảm thấy chó bị biếng ăn, rồi thì bạn muốn thay đổi thức ăn cho chó nhưng chúng vẫn chứng nào tật nấy, không chịu ăn thì khả năng cao chúng đang bị virus tấn công mạnh. Điều này sẽ khiến cho chó của bạn cảm thấy mệt mỏi.

Chó Poodle hay bị bệnh gì? Nếu như bạn phát hiện dấu hiệu Poodle bị bệnh thì hãy kiểm tra nhiệt độ cơ thể của chúng, nếu như sốt lên đến 39 độ C thì hãy rờ vào toàn thân chúng, nếu thấy nóng bừng bừng và có triệu chứng nôn, ói mửa thì xác định bị bệnh.

Trường hợp đi tiểu, chú chó của bạn sẽ tiểu ra một màu xám đen hoặc tanh hôi khó chịu, phân dính kèm máu và dịch nhầy. Chú chó của bạn bị hóp bụng lại, đi đứng không nhìn thấy rõ giống như người đang chuẩn bị xỉu, rồi tiếp tục chúng nôn mửa khắp nơi thì nguy cơ khả năng dễ bị tử vong.

Khi đã mắc phải căn bệnh viêm đường ruột cấp ở chó Poodle, chú chó của bạn sẽ bị kiệt sức, nằm mê man, đầu lạnh ngát. Trường hợp này không đi chữa trị thì chỉ có chờ chết mà thôi.

Nếu như gặp tình trạng bệnh này, bạn cần phải tìm cách điều trị sao cho hợp lý. Cách tốt nhất để điều trị là đem thú cưng đi thú y ngay lập tức. Việc điều trị bệnh viêm đường ruột cấp ở Poodle sẽ được chỉ định rõ rang, và thậm chí là có liều lượng rõ. Bác sĩ thường sẽ kê các loại thuốc như:

  • Nếu là thuốc kháng sinh: Thầy thuốc sẽ lấy thuốc Tylenro 5+5  liều 1ml/ ngày cho chó Poodle 10kg, thuốc Spectylo liều 1ml cho chó 5kg.
  • Nếu muốn đặc trị: Dùng thuốc Paravet với liều 1ml cho chó 4kg, liều 2ml cho chó 15kg.
  • Nếu muốn kết hợp với một số loại thuốc bổ khác thì có thể dùng thêm vitamin B6 liều 1ml/ngày, liều 500mg/ngày và cả vitaral liều 1ml/ ngày.

Là người nuôi chó Poodle, bạn nên hiểu, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vậy nên, đừng quan tâm quá nhiều về việc chó Poodle hay bị bệnh gì mà hãy đi tìm cách phòng chống bệnh ở một chú chó Poodle.

Thông thường, bạn nên thực hiện các biện pháp đặt thức ăn ở những nơi sạch sẽ, cho bé ăn chín, uống sôi, vệ sinh sạch sẽ khay cơm cho bé, thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất có thể.

Hãy thường xuyên đi sổ gin cho các em. Tốt nhất bạn nên sổ giun mỗi tháng mỗi lần để tẩy giun ra khỏi cơ thể. Cần kiểm tra sức khỏe định kỳ cho bé để an tâm là bé không bị bệnh gì.

Bệnh sài sốt ở chó Poodle

Bệnh sài sốt hay còn gọi bằng một cái tên khác là bệnh Care, đây là căn bệnh mà hầu hết những con chó cảnh đều sẽ mắc phải. Nếu như không quan tâm đến thú cưng, bệnh sẽ tiến triển nhanh và có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh sài sốt ở chó Poodle

Thông thường, chó Poodle mắc phải căn bệnh sài sốt là do sự thay đổi quá đột ngột của thời tiết. Nếu như bước sang mùa mưa mà ẩm thấp thì sẽ khiến cho các loại virus care thâm nhập vào cơ thể của chó Poodle. Trong các trường hợp không giữ ấm cho cơ thể của thứ cưng thì chú chó sẽ bị mắc bệnh, người ta cũng phỏng đoán, những chú chó bị bệnh sài sốt nhiều nhất thường là những chú chó nằm ở khoảng tuổi từ 2-12 tuần, còn những chú chó đã lớn trưởng thành thì ít bị hơn.

Dấu hiệu Poodle bị bệnh sài sốt cũng được biểu hiện rõ nét, bạn sẽ nhận thấy chú chó của mình bị sốt từ 39-42 độ C, những lúc này bạn sẽ không rõ nguyên nhân. Chứng sốt này không hề nhẹ vì nó sẽ kèm theo chứng chán ăn, co giật và cả việc nôn mửa.

Một dấu hiệu Poodle bị bệnh sài sốt khác cũng có thể thấy rõ là hệ hô hấp của chú chó trở nên yếu hơn, bạn dễ dàng nhận thấy chúng chảy nước mũi, hoặc ho dai dẳng, khi nhìn vào vần mắt của chúng bạn sẽ nhận thấy mắt chúng sung đỏ tấy lên và có dịch chảy ra. Tình trạng này mà kéo dài thì thú cưng của bạn sẽ cảm thấy khó thở, khi đó bạn sẽ nhận thấy chúng thở khò khè bị như bệnh về phổi.

Nếu như không đi thú y kịp thời, thì chú chó của bạn sẽ cảm thấy bứt rứt ở vùng bụng, những dấu hiệu khác như là đi tiêu chảy, hoặc khi đi ngoài thì phân sẽ có mùi lạ, kèm với máu. Chó Poodle bây giờ trở nên kiệt sức, mệt mỏi, cơ thể bắt đầu run rẩy, không thể nào đứng vững được một chỗ, chúng cũng không thể nào di chuyển được mà lại co giật liên hồi.

Để điều trị cho căn bệnh sài sốt, bạn cần làm đầu tiên là đưa bé cún đến gặp bác sĩ thú y. Bác sĩ sẽ giúp các chú chó của bạn thoát khỏi cơn nguy kịch dựa trên các loại thuốc kháng sinh như Vimexyson C.O.D, Vime-Tobra, Spectylo, Amoxi 15%, LA, Lincocin 10%. Đồng thời, bác sĩ cũng cho dùng với các loại thuốc khác như Atropin, Paravet, Vitamin C, A khi cần. Nếu dấu hiệu tiêu chảy và nôn mửa thì bác sĩ sẽ cho truyền dịch Glucose 5%,

Truyền dịch Glucose 5% để bù nước và chất điện giải

Chó poodle hay bị bệnh gì? Nếu như bị bệnh Care thì cũng rất nguy hiểm. Để tránh tình trạng này, bạn nên tìm biện pháp phòng tránh cho bé bằng cách cho bé tiêm phòng bệnh đầy đủ khi đủ tuổi, những loại vắc xin sẽ giúp bé ngăn chặn được virus một cách hiệu quả, đặc biệt là những chú cún 3 tháng tuổi.

Không chỉ thế, việc lựa chọn nơi sinh hoạt sạch sẽ cho các bé cún để tránh ở bẩn cũng giúp cho các bé có sức khỏe ổn định hơn hẳn.

Bệnh viêm da ở chó Poodle

Chó Poodle hay bị bệnh gì? Đó là bệnh viêm da. Đây cũng là bệnh gặp khá nhiều ở chó cảnh. Bởi vì, chó Poodle có bộ lông khá dày, rậm rạp, việc giữ vệ sinh cho bé là rất khó, nếu như chú chó của bạn là dạng chó nghịch ngợm thì càng khó hơn nữa.

Chó Poodle chính là loại chó dễ bị ký sinh trùng nhiều nhất. Những con vật như ve rận, bọ chét sẽ liên tục bám vào phần lông của chó poodle, từ đó ký sinh, hút máu và sinh sản rất nhanh trên cơ thể của chúng, khiến cho các chú chó bị lở lét khắp cơ thể. Nếu như tình trạng này liên tục xảy ra rồi thì các căn bệnh như nấm, ghẻ và viêm da sẽ xuất hiện.

Người chủ chăm chó Poodle nếu không chăm sóc bé chó cẩn thận sẽ khiến cho chú chó dễ bị viêm da nhiều. Bằng việc không chăm sóc bộ lông, không cắt tỉa hoặc cắt tỉa sai cách cũng chính là nguyên nhân chính gây bệnh viêm da cho chó.

Bệnh viêm da ở chó Poodle

Dấu hiệu Poodle bị bệnh viêm da thường thấy là các con vật cứ dùng chân gãi, cào cấu khắp người bởi vì lúc này vùng da đã bị ký sinh trùng, thú cưng của bạn cảm thấy ngứa ngấy, không chịu được thì mò lên gãi. Nếu vùng da ấy mà chảy mù và đóng thành từng cục nhỏ hoặc mảng nhỏ, mảng này sẽ vón cục thì sẽ dẫn đến viêm da.

Và đột ngột, một ngày nọ bạn thấy Poodle rụng lông và rụng rất nhiều, những mảng lông này chính là những mảng lông bị bệnh. Bạn nên để ý dấu hiệu này của chó.

Cách để điều trị khi thấy những ký sinh trùng bám lên vùng da của chó là bạn nên dùng tay gỡ hết ra để chúng không hút máu thú cưng yêu quý của bạn. Không chỉ thế bạn nên đưa chó đi bác sĩ thú y cạo đi phần lông đã bị viêm da kia. Việc tạo khoảng trống trên vùng da sẽ khiến cho vùng viêm được thoáng hơn, bác sĩ khi đó sẽ dùng các chất oxy già hoặc nước muối để làm sạch bệnh viêm da cho chó.

Cách điều trị viêm da là nên để bác sĩ thú y cạo đi phần lông đã bị viêm da

Việc dùng thuốc luôn là vấn đề thiết thực nhất khi chăm sóc thú cưng. Bạn thấy đó, bạn sẽ nhìn thấy những chú chó khỏe mạnh hơn nếu như chúng được tiêm một mũi Bivermectin 0.1%. Nếu liều lượng phù hợp với trọng lượng cơ thể thì chú chó của bạn sẽ mau bớt bệnh thôi.

Để tránh cho thú cưng bị căn bệnh này, thiết nghĩ, bạn nên kiểm tra lớp lông cho thú cưng mỗi ngày. Có thể dùng tay vạch ra xem thử có ký sinh trùng hay không, loại chó Poodle có lớp lông rất dày bạn cần phải làm tỉ mỉ nhất có thể.

Bạn nên vệ sinh và tắm rửa cho chó mỗi tuần là tốt nhất, nếu có tắm rửa cũng hãy dùng những sữa tắm phù hợp với cơ thể của chúng, tuyệt đối không dùng những loại sữa tắm không rõ nguồn gốc và không phù hợp với chúng, vì như vậy sẽ gây nguy hiểm cho thú cưng,  sau khi tắm nên sấy khô lông vì lúc này nếu như không sấy khô mà để chú chó của bạn nghịch ngợm dưới sàn thì cũng gây ra bệnh và đặc biệt là dùng khăn lâu sạch cho chú chó của bạn để tránh cho vi khuẩn được sinh sôi nảy nở. Nên dùng khăn lâu hết toàn bộ cơ thể, và có thể cắt những lớp lông dư trong phần vành tai của một chú chó.

Bệnh ho cũi ở chó Poodle

Một căn bệnh mà thường gặp ở chó Poodle nữa đó chính là bệnh ho cũi. Căn bệnh này nghe có vẻ rất khó hiểu. Thực ra tên khoa học của chúng là bệnh viêm phế quản hoặc viêm khí quản truyền nhiễm. Những chú chó sẽ không thể thoát khỏi cái chết nếu như bạn không chăm sóc và cho đi thú y kịp thời.

Bệnh ho cũi ở chó Poodle

Thông thường, nguyên nhân của bệnh ho cũi ở chó Poodle là do nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột. Ví dụ như, bạn nhập khẩu một chú chó ở nước ngoài về Việt Nam, điều đó cũng khiến cho chó dễ bị bệnh hơn bình thường.

Bệnh cũng có thể gây ra do nguyên nhân loại vi khuẩn Bordetella hoặc Parainfluenza lây lan trong không khí, gây ảnh hưởng đến chúng và làm chú chó của bạn bị bệnh.

Đặc biệt, một nguyên nhân khó tin là nếu như bạn cho chú chó của bạn tiếp xúc với chó hoang thì dễ bị nhiễm bệnh nếu như chưa tiêm phòng. Bởi vì, chó hoang là loài chó có nhiều ký sinh trùng trong người, không cẩn thận, những ký sinh trùng sẽ lây lan sang chú chó của nhà bạn, rồi nó sẽ bị bệnh.

Dấu hiệu chó Poodle bị bệnh ho sũi thường là ho kéo dài, ho to tiếng và kho khan, mắt của chúng đỏ hoe, có dịch nhầy ở mũi, đặc biệt, biểu hiện nặng hơn là ho nặng, ho ra máu, bỏ ăn, sốt cao, khó thở, đôi mắt của chó lờ đờ và thậm chí là hôn mê cho đến khi tử vong.

Thú cưng lúc này cần được mang đi điều trị kịp thời, nếu không bệnh sẽ trở nên nặng nề và bác sĩ thú y cũng khó lòng cứu chữa. Những chú chó mắc bệnh sẽ được tiêm thuốc kháng sinh cho bớt các cơn ho, giúp thở dễ dàng hơn, đồng thời bác sĩ sẽ ngăn chặn vi khuẩn, giảm nguy cơ lây viêm nhiễm ở các chú chó Poodle.

Cách để phòng tránh bệnh ho sũi tốt nhất cho chó Poodle là bạn nên cho nó đi tiêm phòng vắc xin đúng cách, ngay từ nhỏ, đừng chờ chó trưởng thành mới đi.

Khuyến khích nên đi tiêm ngừa vắc xin 1 năm một lần để tăng sức để kháng cho các chú chó của bạn.

Việc có chế độ dinh dưỡng tốt, cách chăm sóc đặc biệt cũng giúp cho chú chó của bạn không mắc phải những căn bệnh thường gặp như bệnh ho sũi.

Như vậy, đến đây hẳn bạn cũng đã biết chó Poodle hay bị bệnh gì rồi phải không? Trên thực tế, nếu như chăm sóc chú chó tốt, cẩn thận trong từng bước thì chó rất khó mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo rồi thì chết. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn chăm sóc cẩn thận thì chó không bị bệnh. Đã có nhiều trường hợp, người chủ là người rất kỹ tính, soi xét từng li từng tí nhưng rồi chú chó vẫn mắc bệnh. Đó là do những yếu tố bên ngoài ập vào, làm sáo trộn cuộc sống thú cưng của bạn. Còn nếu như những nguyên nhân vì bạn không chăm sóc cẩn thận thú cưng thì phải xem xét lại cẩn thận nhé. Là một người yêu chó, chúng tôi hi vọng bạn sẽ chăm sóc chú chó của mình thật tốt. giống chó cảnh được du nhập ở nước ngoài về, mà phần lớn là từ những vùng châu Âu, nơi thời tiết lạnh quanh năm, thời tiết vùng nhiệt đới quả là không phù hợp với các loại thú cưng vì vậy khi chăm sóc chúng bạn cần phải có những chương trình chăm sóc đặc biệt nhất. Việc cập nhật kiến thức để chăm sóc thú cưng dành cho những người yêu chó là điều hết sức cần thiết trong thời buổi hiện nay, khi mà có quá nhiều thông liên quan trên mạng. Bạn cần phải đọc và có chọn lọc, đặc biệt là tìm đến những website uy tín để xem thông tin.

Những thông tin ở trên chúng tôi đã chọn lọc chi tiết, tuy nhiên, sẽ không tránh khỏi những sai sót trong quá trình tìm kiếm và tổng hợp thông tin, mong bạn bỏ qua. Và nếu bạn đang là chủ của một bầy chó Poodle thì xin chúc bạn nuôi được những em chó Poodle tốt nhất, khỏe mạnh nhất, tránh những căn bệnh thường gặp trong cuộc sống hàng ngày nhé.

Giới thiệu: Long Trần

Long Trần là một bác sỹ thú y và là một người có niềm đam mê mãnh liệt với các loài chó cưng. Tôi đã có 20 năm kinh nghiệm nuôi chó cảnh tại Việt Nam. Với blog này, tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm của mình tới quý vị yêu chó cảnh Việt Nam

Bình luận bài viết này

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim