Đặc điểm của chó đốm là gì?

Đặc điểm của chó đốm với bản tính hiền lành, đáng yêu và có tinh thần kiên trì, chịu đựng sức bền rất tốt. Chúng rất thông mình, cường tráng và có tinh thần quyết chiến nên chúng thường được dùng trong việc canh gác và bảo vệ và cũng sử dụng trong kéo xe.  Với tính thông minh và trung thành với chủ, ngày nay chúng ngày càng trở thành vật nuôi trong gia đình. Bài viết sẽ giúp bạn có những kiến thức căn bản để nuôi Đốm một cách hiệu quả nhất.

Đặc điểm của chó đốm

Đặc điểm của chó đốm được mô tả với vẻ bên ngoài chiều cao khoảng từ 56-61 cm và chiều dài từ 112-113cm, khi phát triển đầy đủ cân nặng của chúng ở khoảng từ 16-32 kg, chân của chó săn chắc, cứng và có hình tròn, các ngón chân hình vòm và móng chân có màu trắng đục. Đồng thời tai của Đốm hơi mòng và khá cao, nằm sát với đầu. Đặc biệt mắt của chó đốm có màu nâu hoặc xanh. Bộ lông của chó ngắn nhưng cứng và dày, màu sắc giống như tên gọi là Đốm bởi có những đốm đen xen kẻ trên nền trắng của màu lông. Cũng có một vài con chỉ có màu trắng nhưng chúng không mấy được ưa chuộng.

Màu lông của đốm thường có những đốm đen xuất hiện ngẫu nhiên vậy nên không có bất kỳ chú chó Đốm nào giống nhau về vị trí và tần suất xuất hiện các đốm đen đó.

Đặc điểm ngoại hình của chó Đốm

Đặc điểm của chó Đốm không chỉ với vẻ bên ngoài đáng yêu, đẹp mắt mà tính cách của chó Đốm cũng đáng yêu không kém, chúng hiền lành, linh hoạt, có tình kiên trì bền bỉ và đặc biệt là rất thông minh, trung thành và luôn luôn bảo vệ chủ mình khi gặp khó khăn. Với tính bền bỉ, tinh thần quyết chiến như vậy nên chó Đốm thường được phân công nhiệm vụ làm bảo vệ, canh gác,.. trong quân sự, chúng thường được mệnh danh là chó cứu hỏa, thời xưa với sức bền của chó cùng với tình kiên trì chúng còn được sử dụng làm chó kéo xe. Ngày nay thì chúng thường được nuôi để làm chó kiểng một trong các giống chó là thú cưng trong các gia đình giàu có và chúng cũng thường được phân công làm bảo vệ và canh gác nhà rất tốt.

Cách chăm sóc chó đốm

Cách chăm sóc chó đốm bạn cần chú ý đến một vài điểm sau đây nhằm hỗ trợ cho sự phát triển về thể chất và tinh thần cho Đốm cũng như giúp chó Đốm tăng cường sức khoẻ và phát triển một cách tốt nhất.

Cách chăm sóc chó đốm

– Đặc điểm của chó đốm tuy có tính cách mạnh mẽ, kiên cường nhưng Đốm cũng không kém phần mềm yếu. Chúng cần sự quan tâm của chủ, rất thích được âu ếm, quan tâm và chăm sóc về tinh thần nếu như không Đốm rất dễ rơi vào trạng thái trầm cảm và nặng hơn là strees. Đáng yêu ở chổ là chúng rất thích vui đùa với trẻ con, chúng hết sức nhẹ nhàng nhưng bạn cần phải phòng ngừa không nên cho Đốm chơi với trẻ con quá nhỏ vì vô tình có thể chúng làm tổn thương em bé bởi bản tính hiếu động của Đốm.

Đốm cũng rất hoà thuận với tất cả vật nuôi khác trong nhà, đôi khi thì chúng cũng hung dữ đối với một số chó lạ khác.

Chó Đốm rất thông minh nhưng cũng đôi lúc hơi cứng đầu nên bạn cũng cần hiểu tính của chó âu yếm và vỗ về chúng là bạn đã có thể xoa dịu được tính mẫn cảm của Đốm một cách dễ dàng.

Đốm rất biết vân lời chủ và có tính bảo vệ, cảnh giác cao, chúng có thể quyết chiến với kẻ thù để bảo vệ chủ của mình. Vậy nên chú chó được mệnh danh là chó bảo vệ này sẽ giúp bạn trông coi nhà rất tốt.

Bệnh thường gặp ở chó con

Một số bệnh thường gặp ở chó đốm con

Đốm là một trong những loài chó mạnh mẽ, cường tráng nhưng chúng cũng thường xuyên mắc một số chứng bệnh thường gặp ở chó con Đốm do nhiều yếu tố khác nhau gây nên. Vậy nên bạn cũng cần quan tâm một số bệnh sau đây để phòng ngừa cho đốm một cách tốt nhất, nhằm bảo vệ an toàn cho sức khoẻ của Đốm.

– Bệnh điếc thường xuất hiện ở giống chó Đốm với tỷ lệ khoảng từ 10-12% trong tổng số chó sơ sinh, đây là căn bệnh bẩm sinh của giống chó Đốm. Những chú chó mắc bệnh này thường hay khó nuôi và dạy, chúng sẽ trở nên hung dữ hơn khi chúng trưởng thành. Vì vậy việc phòng bệnh cũng như phát hiện bệnh kịp thời để điều trị bệnh cho Đốm bằng cách khi đóm đạt 6 tuần tuổi thì bạn nên cho Đốm đi khám để phát hiện bệnh nếu có.

– Sỏi thận và dị ứng cũng là nhưngc ăn bệnh mà Đốm thường dễ mắc phải, đối với những chú Đốm này chúng cần có một chế độ dinh dưỡng với thức ăn cho chó đảm bảo cho việc điều trị phục hồi bệnh và đáp ứng những dưỡng chất nuôi cơ thể khi bị bệnh.

Ngoài ra, sỏi thận và dị ứng cũng là 2 căn bệnh mà chó Đốm dễ mắc phải, chúng ta cần có chế độ dinh duỡng ít đạm hơn với giống chó này.

– Bạn cũng cần chải lông thường xuyên cho chó Đốm bằng các bàn chải chuyên dụng để phòng ngừa việc rụng lông quá nhiều. Chó Đốm với bản tính sống sạch nên bạn chỉ tắm cho chúng khi cần thiết, vì Đốm rất thông minh chúng có thể tránh các vùng chúng cho là bẩn chi để giữ cho cơ thể của mình luôn sạch.

Chải lông cho chó Đốm để đề phòng bệnh rụng lông

Ngoài ra cần vệ sinh vùng tai và mắt cho chúng hàng ngày để đảm bảo sức khỏe cho và chú ý nên có chế độ dinh duỡng ít đạm dành cho giống chó này, tạo cho chúng có không gian để đi bộ thể hiện sức bền cũng như vận động để tăng cường sự phát triển cơ bắp chúng một cách tốt nhất.

Giới thiệu: Long Trần

Long Trần là một bác sỹ thú y và là một người có niềm đam mê mãnh liệt với các loài chó cưng. Tôi đã có 20 năm kinh nghiệm nuôi chó cảnh tại Việt Nam. Với blog này, tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm của mình tới quý vị yêu chó cảnh Việt Nam

Bình luận bài viết này

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim